Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí (trang 17) – ngữ văn lớp 11 tập 2
1/7/2024 7:03:15 PM
nhatdu2 ...

Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí (trang 17) – ngữ văn lớp 11 tập 2

* Trước khi đọc:

Câu hỏi 1. (trang 17 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Kể tên một vài tác phẩm văn chương Việt Nam viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ mà em biết.

Trả lời:

Chuyện người con gái Nam Xương, Tự tình, Bánh trôi nước, Chinh phụ ngâm,...

Câu hỏi 2. (trang 17 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Qua nhân vật Thúy Kiều, hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Trả lời:

Một số suy nghĩ có thể là:

- Người phụ nữ có tài sắc thường phải chịu nhiều nỗi truân chuyên.

- Người phụ nữ không được học hành, thi cử.

- Người phụ nữ không được quyền quyết định trong tình yêu đôi lứa....

* Trong khi đọc:

Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc

1. Theo dõi mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

Trả lời:

Từ thương một người con gái tài hoa, Nguyễn Du thương cho muôn kiếp hoa; từ thương người, Nguyễn Du ngậm ngùi trong nỗi thương mình.

2. Chú ý sự đồng cảm với bi kịch của người phụ nữ và cảm thán về thân phận của mình.

Sự đồng cảm của Nguyễn Du, từ thương người, Nguyễn Du chuyển mạch đến thương mình. Câu hỏi hướng đến những điệu hồn tri âm. Không hỏi quá khứ, không hỏi hiện tại vì quá khứ và hiện tại đều bế tắc. Câu hỏi hướng đến tương lai. Với nàng Tiểu Thanh ba trăm năm sau đã có Nguyễn Du thổn thức, không biết với bản thân mình, liệu ba trăm năm sau có ai biết đến mà cảm thông?  Câu thơ trĩu nặng, đầy tủi hổ tưởng có thể buông xuôi.

* Sau khi đọc:

Nội dung chính: Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh- một hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, cho những kiếp hồng nhan đa truân, tài tử đa cùng nói chung. Với cảm hứng tự thương và sự tri âm sâu sắc, ông đã đặt vấn đề: quyền sống của người nghệ sĩ, sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hóa tinh thần.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1. (trang 19 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):

Theo bạn, nội dung câu 1 và câu 2 của bài thơ có mối quan hệ logic với nhau như thế nào?

Trả lời:

Hình ảnh thơ đối lập giữ quá khứ và hiện tại: Tây Hồ hoa uyển(vườn hoa bên Tây Hồ) – thành khư (gò hoang).

Nguyễn Du như muốn nhấn mạnh sự cô đơn nhưng cũng nhấn mạnh cả sự tương xứng trong cuộc gặp gỡ này. Một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh

Hai câu thơ diễn tả tâm trạng của Nguyễn Du trước cảnh hoang tàn, đó cũng chính là nỗi niềm xót xa, tiếc nuối cho số phận của nàng Tiểu Thanh.

Câu 2. (trang 19 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chỉ ra và nhận xét mối quan hệ về ý trong hai câu thực.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...